Mo Mường tỉnh Hòa Bình được lập hồ sơ đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới

    Ngày 9/6/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 4591/VPCP-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường của tỉnh Hòa Bình, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Mo Mường là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, con người, yêu quê hương xứ sở, thể hiện khí phách, cốt cách của con người và vùng đất miền núi bản Mường ở Hòa Bình. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ người Mường đã lưu giữ, truyền miệng và phát huy một cách bền vững những giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống, sức lan tỏa sâu rộng của di sản phi vật thể vô cùng quý giá này.

    Cùng với thời gian, nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về Mo Mường đã mang lại cái nhìn ngày càng đầy đủ, khoa học về giá trị văn hóa, sản phẩm văn hóa của Mo Mường. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Mo Mường. Trong đó phải kể đến ấn phẩm "Mo Mường” được sưu tầm, biên soạn và xuất bản. Năm 2012, Sở VH-TT&DL thực hiện Đề tài "Kiểm kê di sản Mo Mường tỉnh Hoà Bình”. Năm 2015, di sản văn hóa "Mo Mường - Hòa Bình” đã đón nhận Bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

    Ngày 25/12/2018, UBND tỉnh có Quyết định số 3015/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, giai đoạn 2019 – 2025 và những năm tiếp theo”. Mục tiêu của Đề án là bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa Mo Mường. Qua đó giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc Mường; quảng bá, phổ biến giá trị di sản Mo Mường Hoà Bình trong đời sống xã hội; xây dựng không gian bảo tồn văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
     

    create

    PV / baohoabinh.com.vn

    Nguồn: http://www.baohoabinh.com.vn/16/142424/Mo-Muong-tinh-ta-duoc-lap-ho-so-de-nghi-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-the-gioi.htm

    Sơn La: Nghệ thuật vẽ sáp ong độc đáo của người Dao Tiền ở bản Suối Lìn

    Sơn La: Nghệ thuật vẽ sáp ong độc đáo của người Dao Tiền ở bản Suối Lìn

    timer25/11/2022

    Nghệ thuật Batik - nghệ thuật vẽ trang trí bằng sáp ong là nét văn hóa độc đáo luôn được đồng bào Dao Tiền ở bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) quan tâm gìn giữ qua nhiều năm.

    Đội văn nghệ bản Tông: 45 năm duy trì và gìn giữ bản sắc dân tộc Thái ở Sơn La

    Đội văn nghệ bản Tông: 45 năm duy trì và gìn giữ bản sắc dân tộc Thái ở Sơn La

    timer21/11/2022

    Những lời ca, tiếng hát, điệu múa của Đội văn nghệ bản Tông (Chiềng Xôm, TP. Sơn La) đã góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc Thái ở Sơn La...

    Hải Dương: Số di tích lịch sử văn hóa tăng mạnh sau hơn 10 năm

    Hải Dương: Số di tích lịch sử văn hóa tăng mạnh sau hơn 10 năm

    timer29/05/2020

    Số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng mạnh sau hơn 10 năm; Triển lãm lần thứ 5 của nhóm họa sĩ Sơn ta Việt Nam tại Hà Nội; Khai trương Văn phòng Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch tỉnh Hà Nam là những thông tin văn hóa và du lịch nổi bật tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

    Rùng mình, kinh sợ khi nghe kể về hủ tục treo người chết ở vùng Tây Bắc

    Rùng mình, kinh sợ khi nghe kể về hủ tục treo người chết ở vùng Tây Bắc

    timer27/05/2020

    Vùng đất Tây Bắc, bao đời nay vẫn ẩn chứa những tập tục kỳ lạ, độc đáo, nhưng bước chân đến vùng đất Tà Si Láng (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), nghe về tục treo người chết, cúng ma khô của người Mông nơi đây vẫn khiến không ít người rùng mình, kinh sợ.